Kinh doanh đa cấp tiền số có thể bị phạt hành chính 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù theo Bộ luật hình sự 2015.
"Nếu cá nhân tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh đa cấp cho sàn đa cấp trá hình không được cấp phép hoạt động có thể bị phạt đến 30 triệu đồng theo Điểm b, Khoản 4, Điều 73, Nghị định 98/2020/NĐ-CP", luật sư Vũ Tuấn cho biết.
Bất cứ cá nhân hay nghệ sĩ nào nếu đóng vai trò là người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo còn có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu, chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Trong trường hợp này là bài viết trên Facebook.
Ngoài ra, thu nhập từ tiền dịch vụ quảng cáo là thu nhập chịu thuế và phải kê khai theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Về phía khán giả, những người trực tiếp tiếp nhận quảng cáo sẽ được yêu cầu nghệ sĩ bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ họ đăng tải lên Facebook không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung. Bên cạnh đó, người dùng cũng được quyền tố cáo và khởi kiện những nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm kém chất lượng.
Kinh doanh đa cấp tiền số sẽ bị phạt tù
Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép người dân chọn hình thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn cho doanh nghiệp và cũng không cấm doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn qua hình thức phát hành tiền số.
![]() |
FXT Token là đồng tiền số được nhận định vận hành dựa trên mô hình đa cấp. |
Luật Chứng khoán 2019 cũng không xác định tiền số là một loại chứng khoán nên việc phát hành tiền số để huy động vốn không thuộc điều chỉnh của pháp luật chứng khoán.
"Các hình thức đầu tư và huy động vốn bằng cách phát hành tiền số dù không được pháp luật điều chỉnh cụ thể nhưng cũng không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm", luật sư Anh Thơm nói.
Tuy nhiên, luật sư Anh Thơm lưu ý rằng tiền số không phải là đồng tiền pháp định ở Việt Nam, việc sử dụng tiền số này làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật. Cụ thể, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đến 100 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Những người mời gọi, giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống đa cấp chưa được cấp phép, chế tài sẽ là phạt tiền đến 30 triệu đồng
- Nghị định 40/2018/NĐ-CP
Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi đã nêu gây thiệt hại cho người khác về tài sản thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù cao nhất đến 20 năm theo Bộ luật hình sự 2015.
Theo luật sư Vũ Tuấn, kinh doanh đa cấp trá hình là hình thức thường thấy trong các sàn tiền số hiện nay. Theo đó, bằng cách này hay cách khác, tiền hoặc “coin” của người tham gia sau sẽ được lấy để trả cho những người đã tham gia trước ở những tầng, cấp cao hơn.
"Nghị định 40/2018/NĐ-CP cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh đa cấp khi chưa được cấp giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp. Đáng lưu ý, nghị định này cũng chỉ ra đối tượng của hoạt động kinh doanh đa cấp chỉ là hàng hóa và cấm mọi hoạt động kinh doanh đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa", luật sư Vũ Tuấn phân tích.
Như vậy, tiền số không phải là hàng hoá. Do đó kinh doanh đa cấp tiền số bị cấm và không được cấp phép.
Theo đại diện công ty Phan Law, pháp luật Việt Nam đưa ra các chế tài cả về hành chính và hình sự, theo đó, cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh đa cấp mà không có giấy phép có thể bị phạt tiền đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 5 năm theo Bộ luật hình sự 2015.
Đối với những người mời gọi, giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống đa cấp chưa được cấp phép, chế tài sẽ là phạt tiền đến 30 triệu đồng. Người tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh đa cấp cũng sẽ chịu mức chế tài tương tự.
(Theo Zingnews)
Dù được cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít người vẫn rơi vào cạm bẫy đa cấp tiền ảo và ma trận nhị phân.
" alt=""/>Người nổi tiếng quảng cáo coin đa cấp có thể bị phạt 30 triệu đồngSau hơn 5 tháng “mai danh ẩn tích”, tin nhắn rác lại “tái xuất giang hồ”. Trong tháng 9 và tháng 10/2009, Báo BĐVN liên tục nhận được thông tin từ bạn đọc phản ánh về tình trạng tin nhắn rác SMS được phát tán từ số thuê bao di động trả trước quảng cáo cho dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp nội dung số (CP). Đáng nói, nhiều tin rác được nhắn từ những số di động có thông tin đăng ký hợp pháp, nhưng nội dung lại bịa đặt, thiếu trung thực do các đại lý kinh doanh tự khai báo và dùng sim đa năng, thiết bị kích hoạt sim trả trước tự kích hoạt để tung ra thị trường kiếm lời.
Ngoài những tin “dụ” nhận quà tặng là những chiếc điện thoại Nokia N97 từ… trên trời rơi xuống, những “quả táo” iPhone, rồi “vô thiên lủng” quà tặng trị giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng… nếu nhắn vào đầu số 6782, 6766… Thậm chí, còn xuất hiện nhiều tin nhắn chạy theo cả vấn đề thời sự xã hội “nóng” là dịch cúm H1N1 để tranh thủ quảng cáo như trường hợp số thuê bao 0439964026 “loan tin” hơn 10.000 ca nhiễm và 23 người chết xuất hiện tại Việt Nam, để được tư vấn phòng chống H1N1 soạn tin H1N1 gửi 6766.
Hiện nay việc nhắn tin rác từ các số điện thoại di động trả trước đang vô hiệu hóa cả cơ quan quản lý lẫn nhà mạng. Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Viettel Telecom thừa nhận, nếu các CP sử dụng số điện thoại của thuê bao trả trước để nhắn tin sẽ rất khó xử lý. “Khi chúng tôi truy những đầu số của CP qua phản ánh của khách hàng thì họ nói là họ bị ai đó chơi xấu chứ không hề gửi thư rác đến khách hàng.
Thực tế Viettel đã rất mạnh tay cắt đầu số của một số CP để bảo vệ quyền lợi khách hàng”, ông Dũng nói. Đại diện truyền thông của Viettel cho biết, nếu như trước đây, các CP sử dụng số nội mạng để nhắn tin rác, thì nay lại sử dụng số thuê bao ngoại mạng để né việc bị nhà mạng “soi”. Tuy nhiên, nếu các CP bị 10 khách hàng phản ánh về việc trong tin nhắn rác có đầu số của CP thi Viettel sẽ lập biên bản cảnh cáo lần thứ nhất. Nếu sau đó Viettel tiếp tục nhận được tin nhắn của khách hàng thì sẽ tiến hành tạm cắt đầu số để điều tra và có thể sẽ tiến hành xử phạt.
" alt=""/>Vẫn lúng túng với tin nhắn rácHôm nay, Viettel cho biết hơn 3 năm kể từ ngày nhận giấy phép đầu tư và sau 6 tháng chính thức khai trương (19/2/2009), Metfone - thương hiệu của Viettel tại Cambodia đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại đất nước Chùa Tháp.
Ước tính Metfone sẽ đạt doanh thu cả năm 2009 là 50 triệu USD và bắt đầu cung cấp dịch vụ 3G vào đầu năm 2010.
Đến năm 2010, Metfone phấn đấu phát triển đạt mục tiêu là nhà cung cấp dịch vụ 5 nhất: Mạng lưới lớn nhất với mạng cáp quang đường trục có dung lượng tới 20 Gbps, 3000 trạm BTS với 2,55 triệu thuê bao di động; Vùng phủ rộng nhất tới 24/24 tỉnh thành, quang hóa 100% số huyện, mỗi xã có 1 trạm BTS với tỷ lệ quang hóa đạt 85%, mỗi xã 1 công tác viên đa dịch vụ, mỗi huyện có ít nhất 1 cửa hàng đa dịch vụ; Sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất không chỉ trên các thông số kỹ thuật mà cả trong cảm nhận của khách hàng; Giá tốt nhất và hệ thống Chăm sóc khách hàng tốt nhất.
" alt=""/>Metfone là hãng viễn thông lớn nhất Cambodia